A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | L | M | N | O | P | R | S | T | U |V
- A Levels
Chương trình A-level là một khóa học kéo dài 2 năm để chuẩn bị vào học Đại học tại Vương quốc Anh.
>> Tìm hiểu thêm về A levels
- A&E
Tai nạn và cấp cứu. - Academic Advisor
Tư vấn viên học thuật, một thành viên của trường Đại học hay của khoa, chuyên giúp đỡ sinh viên các vấn đề trong học tập, chẳng hạn như việc lựa chọn khóa học. - Academic year
Một niên học ở các trường Đại học, Cao đẳng. Một niên học có thể được chia ra thành nhiều học kỳ. - Access course
Xem thuật ngữ “Foundation course” - ACT (American College Test)
Bài kiểm tra đầu vào đạt tiêu chuẩn Đại học của Chương trình kiểm tra cao đẳng Hoa Kỳ. Bài kiểm tra trắc nghiệm gồm các môn: Anh, Toán, Đọc và Khoa học (hoặc có cả bài kiểm tra viết luận). Nhiều trường nhận ACT hoặc SAT. - Advisor
Một chuyên viên tư vấn sinh viên về các vấn đề như ngành học, nơi ở trọ… Họ có thể đến từ nhiều bộ phận khác nhau trong trường như bộ phận hỗ trợ sinh viên quốc tế, tài chính… - AHRC (Arts and Humanities Research Council)
Hội đồng nghiên cứu Nghệ thuật và Nhân văn - APCL (Accredited Prior Certificated Learning)
Giấy chứng nhận học tập. Sinh viên khi đăng ký tại một cơ sở giáo dục nào đó có thể đăng ký cho các mô-đun (nhóm môn học) mà họ đã từng theo học trước đó. - APEL (Accredited Prior and Experiential Learning)
Giấy chứng nhận kỹ năng liên quan đến những công việc hay trải nghiệm đời sống mà bạn đã từng trải qua. Chẳng hạn như việc theo đuổi một bộ môn giải trí, các khóa học ngắn hạn hay kinh nghiệm thiện nguyện. - APL (Accredited Prior Learning)
Quy trình học tập cho phép cho phép người hướng dẫn biết được trình độ của học viên trước khi bắt đầu một khóa đào tạo nào đó. - AQF (Australian Qualification Framework)
Hệ thống bằng cấp Úc - ARWU (The Academic Ranking of World Universities)
Bảng xếp hạng các trường Đại học trên thế giới được thực hiện bởi Shanghai Jiao Tong University. Cùng với Times Higher Education World University Rankings, đây là một trong hai chương trình xếp hạng uy tín toàn cầu. - AS Levels (Advanced Subsidiary Levels)
Nửa chương trình đầu của A level. - Asian Development Bank Scholarship
Asian Development Bank (ADB) – Ngân hàng phát triển Á châu(ADB) – Một chương trình học bổng của Nhật Bản cho sinh viên các nước phát triển theo học trong thời gian 1 đến 2 năm về các ngành học liên quan đến phát triển. - Assistantship
Đây là chương trình học bổng thường được tài trợ bởi tổ chức mà bạn trực tiếp nộp đơn xin ở bậc Tiến sĩ, thường nằm trong hai lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật. - Associate Degree
Bằng liên thông dành cho những ai đã hoàn tất 2 năm đầu Đại học, thường bao gồm những kiến thức đại cương, thiên về nghiên cứu lý thuyết, giúp sinh viên có được những kĩ năng chung về lĩnh vực mà họ quan tâm.
- BA (Bachelor of Arts)
Cử nhân nghệ thuật dành cho những sinh viên tốt nghiệp từ một chương trình Đại học kéo dài 4 năm, thuộc các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn. - BAO (Bachelor of Obstetrics)
Cử nhân về Sản khoa – chương trình Y khoa độc nhất ở Ai-len. - BCh (Bachelor of Surgery)
Cử nhân phẫu thuật. - BDA (British Dental Association)
Hiệp hội nha khoa Anh quốc. - BEd (Bachelor of Education)
Cử nhân giáo dục là một bằng Đại học dành cho những ai đủ khả năng để hành nghề dạy học. - BE or BEng (Bachelor of Engineering)
Cử nhân kỹ sư là bằng cấp dành cho các chương trình Đại học kéo dài 5 năm tại các quốc gia Úc, Canada, Malaysia, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Anh và Mỹ. - BMA (British Medical Association)
Tổ chức Y khoa Anh quốc - BMAT (BioMedical Admissions test)
Bài kiểm tra đầu vào Y sinh. Bài kiểm tra này để đánh giá năng lực của những sinh viên muốn theo học ngành Y. - BSc (Bachelor of Science)
Cử nhân khoa học là một bằng Đại học dành cho những ai đã tốt nghiệp các khóa học kéo dài trong khoảng từ 3 đến 5 năm. - BTEC (Business and Technical Education Council)
Hội đồng Thương mại và Giáo dục kỹ thuật có nhiệm vụ thông qua các chương trình học bậc sau Đại học, chương trình học nghề… - Bursary
Học bổng/phần thưởng tài chính dành cho những sinh viên có nhu cầu được hỗ trợ về tài chính. Để nhận được phần thưởng này đôi khi bạn phải đáp ứng một số yêu cầu như nhân khẩu học hay địa lý.
- CAB (Citizens Advice Bureau)
Văn phòng tư vấn công dân cung cấp thông tin miễn phí, bảo mật và đưa lời khuyên hữu ích về các vấn đề tiền bạc, pháp lý, tiêu dùng cùng các vấn đề khác. - CACHE Qualifications (Career-based further education qualifications)
Trình độ yêu cầu cho những ai muốn làm công việc liên quan tới trẻ em. Nếu đạt trình độ này, bạn có thể học lên cao hơn ở các lĩnh vực tương tự. - Campus
Khu học xá, nơi có nhiều tòa nhà và các phòng ốc, thiết bị phục vụ cho việc học tập. Là nơi đặt các trường Đại học. Đôi khi nó còn bao gồm cả khu ký túc. - CAS (Confirmation of Acceptance for Studies)
Xác nhận trúng tuyển việc học. Đây thường là một thông tin từ trường Đại học, Cao đẳng tương lai xác nhận rằng bạn được nhận vào học tại trường. Nội dung này tương đương 30 điểm trong việc xin visa và người xin visa cần phải điền CAS vào hồ sơ đăng ký xin thị thực. - CBD (Central Business District)
Khu vực (quận) trung tâm hành chính, thương mại và là bộ mặt của một thành phố - Certificate
Giấy chứng nhận được dùng để chứng nhận một ai đã hoàn thành khóa học hay đã tham gia một khóa huấn luyện nào đó (có thể không liên quan đến giáo dục, như khóa học lái xe, khóa học sơ cứu, khóa học nấu ăn…) Những chương trình học cấp chứng chỉ thường kéo dài chỉ trong vài tháng.
>> Tìm hiểu kỹ hơn về sự khác nhau giữa chứng chỉ (diploma) và chứng nhận
- CELTA (Certificate in English Language Teaching to Adults)
Một chứng nhận về khả năng dạy tiếng Anh cho người lớn - CertHE (Certificate of Higher Education)
Giấy chứng nhận Giáo dục Đại học. Thông thường thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như giảng dạy, công tác xã hội, điều dưỡng, thần học. - Certificate in Business Swedish
Đây là một bài kiểm tra của Phòng công thương Thụy Điển để xác minh kỹ năng Thương mại. Bài kiểm tra được diễn ra tại văn phòng Företagsuniversitetets ở Stockholm. - City/ University campus
Khu học xá (có diện tích rộng lớn như một thành phố). - Coed (Co-education)
Dành cho cả nam và nữ, thường được miêu tả ngôi trường hay nhà cho phép cả nam lẫn nữ. - College
Cơ sở giáo dục sau phổ thông, Trường chuyên các khóa Đại học hoặc cấp bằng ở bậc Đại học. - Commencement
Một lễ kỷ niệm nơi sinh viên chính thức nhận được bằng cấp của mình (lễ tốt nghiệp). Lễ phát bằng thường được diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 vào cuối niên học (tuy nhiên có trường lại tổ chức vào tháng 8 và tháng 12). - Community College
Đây là một trường công chuyên dạy các khóa học ở bậc Đại học.
>> Tìm hiểu thêm về hệ thống giáo dục Mỹ
- Cover letter
Thư giới thiệu bản thân, bày tỏ nguyện vọng khi đăng ký vào một công việc nào đó. Trong thư này, người viết cần chứng minh rằng họ là ứng viên phù hợp với vị trí đang được tuyển.
>> Tìm hiểu thêm về thư giới thiệu
- CRICOS (Commonwealth Register of Institutions and Courses for Overseas Students)
Một tổ chức chuyên về việc theo dõi các khóa học cho sinh viên nước ngoài. Tất cả các cơ sở đào tạo và chương trình dành cho sinh viên nước ngoài đều phải đăng ký qua tổ chức này. - CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation)
Cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của Úc, được chính phủ hỗ trợ và duy trì mối quan hệ với các trường đại học lớn. - CSN (Centrala Studiestödsnämnden)
Một tổ chức chuyên hỗ trợ, cho vay và xử lý các khoản vay của sinh viên học ở Thụy Điển hoặc nước ngoài. - CUKAS (Conservatories UK Admission Service)
Ban tuyển sinh vào nhạc viện của Vương quốc Anh.
- Deg/Degree
Một bằng cấp là một chứng nhận của Đại học, Cao đẳng được cấp cho sinh viên khi họ đã hoàn tất các yêu cầu của một khóa học. - DHS (Department of Homeland Security)
Bộ An ninh quốc phòng. - DIAC (Department of Immigration and Citizenship)
Sở công dân và di trú - DipHE (Diploma of Higher Education)
Bằng về giáo dục Đại học, thường thuộc các ngành Giảng dạy, Xã hội, Y tế và Thần học. Thường bao gồm một năm nghiên cứu. - Distance Education
Giáo dục từ xa. Thuật ngữ này còn được biết đến với các tên gọi khác như “Distance Learning” (Học từ xa) hay “Online Study” (học trực tuyến). Hình thức học này tạo điều kiện cho các sinh viên không có điều kiện tham gia lớp học mà vẫn có thể hoàn thành một khóa học thông qua việc học từ xa. Quá trình học tập chủ yếu dựa trên sách vở và các bài giảng được thực hiện trực tuyến. Công nghệ được sử dụng bao gồm video nhóm, podcast hoặc diễn đàn giúp sinh viên cập nhật thông tin và giao lưu, trao đổi với các sinh viên khác cũng như giáo viên. - DOS (Department of State)
Bộ ngoại giao - DSA (Disabled Student Allowance)
Khoản trợ cấp cho những sinh viên có những khó khăn về sức khỏe. - Dual Programme
Còn được biết đến với các tên khác như “Double Degree”, “Combined Degree” hay “Simultaneous Degree Programme”. Đây là bằng kép, cho phép sinh viên học song song hai bằng Đại học ở cùng hoặc khác trường Đại học. - DVLA (Driver and Vehicle Licensing Agency)
Cơ quan cấp giấy lái xe chuyên giải quyết vấn đề bằng lái ở Anh. Bạn cần tìm hiểu thông tin đối chiếu bằng lái giữa hai nước nếu muốn lái xe ở Anh.
- EAP (English for Academic Purposes)
Được thiết kế để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng học tập. - ECO (Entry Clearance Officer)
Nhân viên hải quan. Đại diện UKBA ở sân bay để quản lý vấn đề nhập cảnh. - eCoE (Electronic Confirmation of Enrolment)
Xác nhận điện tử đơn đăng ký (eCoE) nằm trong quá trình xin visa của sinh viên. - EduTrustA
Chứng nhận mà cơ sở giáo dục tư nhân tại Singapore phải có để có thể tuyển sinh sinh viên quốc tế. - EFL (English as a Foreign Language)
Việc học tiếng Anh của những sinh viên không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh. - ELT (English Language Teaching/Training)
Dạy và đào tạo về tiếng Anh. - EMBA (Executive MBA)
Mô hình đào tạo bán thời gian dành cho những nhà quản lý. - Endeavour Awards
Học bổng Endeavours tạo cơ hội cho sinh viên Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Âu và châu Mỹ được học tập, nghiên cứu tại Úc.
>> Đọc thêm về học bổng Endeavour Awards
- EngTech (Engineering Technician)
Kỹ thuật viên trong kỹ thuật. Trình độ sau khi đã tốt nghiệp Bằng cao đẳng quốc gia (BTEC) về Kỹ thuật tại Anh. - ESL (English as a Second Language)
Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai là việc sử dụng hoặc nghiên cứu về tiếng Anh bởi những người không đến từ một quốc gia có tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa. - ESOL (English for Speakers of Other Languages)
Tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác (Tiếng Anh cho người không đến từ các quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ) - ESP (English for Specific Purposes)
Tiếng Anh cho một số mục đích cụ thể như các khóa học về tiếng Anh ngân hàng, tiếng Anh tin học hay tiếng Anh Y học. - Essay
Bài luận là một bài tóm lược ngắn có tính thực tế cao, nhằm diễn tả, sàng lọc, chứng minh hay phân tích một đề tài nào đó. Du học sinh thường phải viết bài luận vì đây là một trong những hình thức đánh giá kết quả học tập phổ biến ở nước ngoài.
>> Đọc thêm về bài luận
- EU (European Union)
Liên minh châu Âu là một tổ chức quốc tế của các nước châu Âu được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ II để giảm bớt các rào cản thương mại và tăng cường hợp tác giữa các thành viên.
- FAFSA (Free Application for Federal Student Aid)
Một loại đơn từ bắt buộc dành cho mọi công dân Mỹ khi tham gia chương trình học trên phổ thông nhằm giúp chính phủ Mỹ khảo sát nhu cầu về hỗ trợ tài chính. Một số trường đại học cũng yêu cầu sinh viên quốc tế điền đơn này đặc biệt trong trường hợp sinh viên quốc tế xin hỗ trợ tài chính. - FAS
Chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ (Kammarkollegiet) dành cho sinh viên quốc tế theo học ít nhất 1 năm. - Fdg (Foundation Degree)
Đại học Đại cương là chương trình tương tự như bằng Cử nhân dự khuyết ở Mỹ, kéo dài 2 năm toàn thời gian hay 3-4 năm bán thời gian. - FE Colleges (Further Education colleges)
Giáo dục cao đẳng ở Anh, trải dài trên nhiều chương trình khác nhau. - Fellowship
Một số học bổng được trao cho những sinh viên có thành tích cao, thường được đề cử bởi khoa. Học bổng này thường bao gồm học phí và một khoản sinh hoạt phí riêng. - Finals, Final or Finals Week
Tuần lễ trước mỗi kì thi cuối kỳ. - Form DS-160
Còn được biết đến với tên gọi Online Nonimmigrant Visa Application. Đây là đơn đăng ký xin thị thực trực tuyến – Thị thực sinh viên có thể được điền trước khi diễn ra phỏng vấn xin visa. - Foundation course
Chương trình dự bị Đại học kéo dài 1 năm, có thể là A-level hay BTEC Nationals hoặc bằng tiếng Anh để theo học tại các trường Đại học Vương quốc Anh. Những chương trình dự bị này thường đảm bảo bạn sẽ được nhận vào học Đại học. - Four Quarters
Một năm học có thể được chia thành bốn kỳ, mỗi kỳ kéo dài 3 tháng. - Fraternity/Sorority
Hầu hết các hội sinh viên Đại học thường tập trung các thành viên trong cùng một nhà thuê với nhau (thường gần trường Đại học). Họ thường tổ chức nhiều hoạt động với nhau như hoạt động cộng đồng,tiệc tùng, học nhóm… - Freshman/Fresher
Sinh viên năm nhất, bậc đại học hoặc tiến sĩ. - Fresher’s Week
Tuần đầu tiên của năm học khi sinh viên mới nhập học và làm quen với khu học xác. Thường các trường sẽ tổ chức các sự kiện và hội thảo nhằm mục đích giới thiệu và dẫn hướng. Các tuần sau đó lớp học sẽ chính thức bắt đầu. Một số trường đại học kéo dài “tuần mở đầu” này tới 14 ngày thay vì chỉ 7 ngày. - Fulbright Programme
Chương trình học bổng trao đổi danh cho sinh viên quốc tế tại Mỹ. Danh sách các quốc gia có liên kết với chương trình đã lên đến con số 155. Có rất nhiều học bổng được trao, tương ứng với tỉ lệ cạnh tranh cũng rất ác liệt giữa các ứng viên.
>> Tìm hiểu thêm về chương trình Fulbright
- Further/Continuing Education
Chương trình giáo dục dành cho những người muốn tập trung phát triển một số kĩ năng làm việc và thực hành hơn là bằng cấp, chứng chỉ.
- GAMSAT (Graduate (Australian) Medical School Admission Test)
Bài kiểm tra đầu vào dành cho sinh viên muốn theo học chương trình Y khoa tại Úc, Ai len và Vương Quốc Anh. - Gates Cambridge scholarship
Được cấp bởi quỹ Gates, đây là một chương trình học bổng từ năm nhất đến năm ba ở bất kì ngành nào của trường Cambridge. - GCSE (General Certificate of Secondary Education)
Bằng Phổ thông Trung học, thường kéo dài từ tuổi 14-16 tại Anh, xứ Wales và Bắc Ai-len. Chương trình này kéo dài 2 năm, bao gồm 12 môn học. - GCSE Double Award
Phiên bản mở rộng của GCSE. Khi đó sinh viên thường dành nhiều thời gian vào việc học và thực hành hơn cho một môn học nghề nào đó. - GEP (Graduate Entry Programmes)
Chương trình tuyển sinh bậc Đại học, được thực hiện bởi nhiều trường Y của Anh để tuyển sinh sinh viên học các ngành Y khoa cho chương trình Y học kéo dài trong 4 năm. - GMAT
Bài kiểm tra quản lý tuyển sinh bậc Đại học (GMAT) với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho ứng viên các trường thương mại trên toàn thế giới. Bài kiểm tra đánh giá năng lực nói, Toán và kỹ năng phân tích.
>>Tìm hiểu thêm về GMAT
- GP (General Practitioner)
Đây là tên gọi dành cho các bác sĩ đa khoa địa phương mà những người trong khu vực đó đăng ký để khám bệnh định kỳ hoặc khi đau ốm. Sinh viên cần phải đăng ký với văn phòng bác sĩ gần nơi mình ở nhất càng sớm càng tốt sau khi tới Anh và đặt hẹn khám khi cần thiết.
>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ y tế cho du học sinh tại Anh
- Graduate Certificate
Chứng chỉ tốt nghiệp dành cho những ai đã đạt được những yêu cầu của khóa học Cử nhân và hội đủ kỹ năng cho môi trường làm việc trong tương lai gần. - Graduate Scheme
Chương trình kết hợp làm việc và thực tập trong môi trường làm việc thực sự. Chương trình này thường dành cho các sinh viên mới tốt nghiệp, kéo dài từ vài tháng hè cho tới 3 năm nhằm cung cấp và trang bị cho sinh viên tốt nghiệp kinh nghiệm làm việc. - Graduate/Advanced Diploma
Bằng tốt nghiệp chứng tỏ năng lực cá nhân thu được từ khóa học Cử nhân và những kĩ năng thu nhận trong quá trình đi làm. - GRE (Graduate Record Examinations)
Bài kiểm tra dành cho các ứng viên đăng ký một số chương trình học cao học tại Mỹ.
>> Tìm hiểu thêm về GRE
- GST (Goods and Services Tax)
Thuế hàng hóa và dịch vụ, thường bao gồm 10% các hàng hóa và dịch vụ như nhà ở, ăn uống, đi lại, sách, áo quần….Nếu bạn mua một sản phẩm có giá trị ít nhất là 300$ dưới 30 ngày kể từ khi rời khỏi Úc, dưới hình thức hoãn trả du lịch (TRS), bạn sẽ được trả lại khoản tiền GST. - GTTR (Graduate Teaching Training Registry)
Cơ quan đào tạo về giảng dạy bậc Sau Đại học.
- HEMG (Higher Education Maintenance Grant)
Khoản tiền trợ cấp không hoàn trả để giúp trang trải chỗ ở và các chi phí sinh hoạt dành cho sinh viên đại học toàn thời gian. - HNC (Higher National Certificate)
Chứng nhận hướng nghiệp cao cấp quốc gia HNC, tương đương với năm thứ nhất của khóa học cử nhân.
>> Tìm hiểu về hệ thống giáo dục tại Anh
- HND (Higher National Diploma)
Chứng chỉ nghề quốc gia, tương đương với chương trình 2 năm đầu Đại học. Tùy thuộc vào khóa học mà các trường đại học có cho phép sinh viên với chứng chỉ này học chuyển tiếp lên năm thứ 3 đại học hay không. - Home student
Những sinh viên đã sống ở Anh hay các quốc gia EEA ít nhất 3 năm. - Homestay
Ở trọ ở nhà dân. - Hon
Xem “Honours degree”. - Hon(F) (Honours degree with a Foundation year)
Bằng danh dự ở bậc dự bị, thường được dành cho những khóa học 4 năm - Honours Degree
Bằng danh dự, thường dành cho những ai đạt trên 75% tổng điểm. - Hort
Thực vật học
- I-20 (Certificate of Eligibility for Nonimmigrant (F-1) Student Status-For Academic and Language Students)
Một giấy xác nhận việc nhận sinh viên vào học của trường. Giấy xác nhận này sau đó sẽ được gửi lên Sở di trú. - IB (International Baccalaureate)
Tú tài quốc tế (bằng phổ thông quốc tế). - ICT (Information and Communication Technology)
Công nghệ thông tin và Truyền thông. - IELTS (International English Language test)
Bài kiểm tra tiếng Anh quốc tế. Đây là bài kiểm tra được yêu cầu tại các trường Đại học giảng dạy bằng tiếng Anh. Bằng IELTS được công nhận rộng rãi ở Anh, Úc và hầu hết các trường của Mỹ.
>> Tìm hiểu thêm về IELTS
- IEP (Intensive English Programme)
Chương trình Anh ngữ chuyên sâu - IFY (International Foundation Year)
Năm dự bị quốc tế (Xem Foundation course) - IGCSE
Phiên bản quốc tế của bằng phổ thông trung học GCSE. Sinh viên sẽ phải học đến 12 môn trong vòng 2 năm. - ILEX (Chartered Institute of Legal Executives)
Học viện Pháp luật - Incoming or Landing Passenger Card
Đây là một loại thẻ dành cho những hành khách bay đến Úc hoặc Anh. Một số thông tin cá nhân có thể sẽ được yêu cầu khai báo. - ISIC (International Student Identity Card)
Thẻ sinh viên quốc tế
>> Tìm hiểu thêm về thẻ sinh viên quốc tế ISIC
- ISAT (International Student Admissions Test)
1 loại bài thi đầu vào của một số trường đại học Úc cho các chương trình đại học. - IT (Information technology)
Công nghệ thông tin, một ngành học vốn tổng hợp của các ngành như toán học, lập trình, kỹ thuật, tâm lý học và ngôn ngữ học.
- Junior
Sinh viên năm thứ 3 Đại học
- LEA (Local Education Authority)
Cơ quan giáo dục địa phương - LLB (Legum Baccalaureus)
Chương trình/bằng cử nhân Luật. - LLM (Legum Magister)
Chương trình/bằng thạc sĩ Luật - LNAT (National Admissions Test for Law)
Bài kiểm tra tuyển sinh cấp quốc gia về ngành Luật. Đây là một yêu cầu bổ sung, cho phép các tổ chức chọn lựa ứng viên cho mỗi khóa học Đại học của trường.
- MA (Masters degree)
Bằng Thạc sĩ - MB (Bachelor of Medicine)
Cử nhân Y khoa - MBA (Master of Business Administration)
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Chương trình dành cho giám đốc điều hành, quản lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing, Tài chính, Quản lý nhân sự, Kế toán…
>> Tìm hiểu thêm về MBA
- MBBS (Medicinae Baccalaureus, Baccalaureus Chirurgiae)
Cử nhân Y khoa, Cử nhân giải phẫu - MCAT (Medical College Admission Test)
Bài kiểm tra đầu vào của trường Y - Mech (Mechanical Engineering)
Kỹ sư cơ khí - Med (Medicine)
Y khoa - MEng (Master of Engineering)
Thạc sĩ kỹ sư, thông thường kéo dài 3 năm cử nhân và 1 năm thạc sĩ. - Mgmt (Management)
Quản lý - MIT (Master in Information Technology)
Thạc sĩ công nghệ thông tin - Mkt (Marketing)
- MPhil (Masters in Philosophy)
Thạc sĩ Triết học - MQA (MY) (Malaysian Qualifications Agency)
Cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục ở Malaysia, chuyên đánh giá các chương trình giáo dục cho sinh viên. - MRC (Medical Research Council)
Hội đồng nghiên cứu Y khoa - MSc (Master of Science)
Thạc sĩ khoa học
- NEFT (National Electronic Funds Transfer)
Hệ thống chuyển tiền điện tử trên toàn quốc. Khoảng 87.000 chi nhánh ngân hàng đều làm việc với hệ thống NEFT. Bạn có thể chuyển tiền dưới hình thức này qua ngân hàng điện tử hay điện thoại. - NHS (National Health Service)
Dịch vụ Y tế quốc gia chuyên chăm sóc sức khỏe miễn phí cho tất cả những ai sinh sống tại Anh, kể cả sinh viên quốc tế. - NI number (National Insurance number)
Số bảo hiểm quốc gia. Khi bạn đi làm tại Anh, bạn sẽ phải đóng góp một phần tiền lương vào số bảo hiểm này. Số tiền này được dùng để chi trả cho một số phúc lợi xã hội như thất nghiệp, thai sản, mất khả năng làm việc… - NITEC (National Institute of Technical Education Certificate)
Viện quốc gia về chứng nhận giáo dục kỹ thuật. - NSS (National Student Survey)
Nghiên cứu sinh viên toàn quốc. Đây là một nghiên cứu dành cho sinh viên năm cuối Cử nhân để đưa nhận xét về các vấn đề giảng dạy, tổ chức và quản lý cũng như mức độ hài lòng về đời sống sinh viên của họ ở bậc Đại học. Kết quả sẽ được công bố bởi Unistats hàng năm. - NUS (National Union of Students)
Hội sinh viên toàn quốc - NUS card or I.D.
Thẻ sinh viên thuộc Hội sinh viên toàn quốc. Tại Anh bạn có thể dùng thẻ này để nhận được các ưu đãi, khuyến mại dành cho sinh viên. Thẻ chỉ có giá trị trong thời gian bạn học tập. - NVQ (National Vocational Qualification)
Trình độ nghề chuyên môn, đánh giá theo năng lực dựa trên một ngành nghề cụ thể.
- OFFA (Office for Fair Access)
Văn phòng thanh tra tuyển sinh. - Ofsted (Office for Standards in Education)
Văn phòng tiêu chuẩn giáo dục. - Ord (Degree without honours)
Bằng cử nhân (không danh dự) được trao cho sinh viên không hoàn thành toàn bộ chương trình danh dự (Honours) mà chỉ hoàn thành một vài học phần, ví dụ thi trượt một số môn. - OSHC (Overseas Student Health Cover)
Bảo hiểm sinh viên quốc tế.
>> Tìm hiểu thêm về Bảo hiểm sinh viên quốc tế
- Overseas Visitors’ Records Office
Ngay sau khi vừa đến London, bạn sẽ được yêu cầu đăng ký lưu trú tại Văn phòng đăng ký lưu trú của người nước ngoài. Bạn nên mang theo một lá thư từ trường học xác nhận việc ghi danh nhập học, chứng minh địa chỉ, hộ chiếu, hai hình ảnh và lệ phí đăng ký. Nếu bạn không học tại London, bạn sẽ được yêu cầu để thực hiện quá trình tương tự tại đồn cảnh sát địa phương. Đôi khi một số trường sẽ giúp bạn đăng ký. - Oyster card
Một thẻ điện tử cho những người sử dụng phương tiện giao thông ở London. Nạp tiền vào thẻ này sẽ rẻ hơn mua lẻ từng vé ở ngoài.
- Paper/Term Paper
Một thuật ngữ liên quan đến các bài tiểu luận, báo cáo hoặc bất cứ bài viết nào mà bạn phải nộp cho môn học nào đó. Đôi khi cũng có thể là bài tiểu luận cuối kỳ. - PBS (Point Based System)
Hệ thống tích điểm của UKBA, được các cơ quan hành chính của Anh sử dụng để đánh giá tính hợp lệ của mỗi đơn đăng ký xin thị thực du học của sinh viên. Người nộp đơn khi hoàn thành mỗi yêu cầu sẽ được tích một số điểm nhất định. - Personnummer
Mã số cá nhân cho phép bạn sử dụng thẻ bảo hiểm Y tế tại Thụy Điển. Chỉ những ai theo học các khóa kéo dài trên một năm mới được đăng ký mã số này. Bạn có thể đăng ký tại cơ quan quản lý vấn đề đăng ký thường trú, tại sở thuế địa phương hay ‘Skatteverket’. - PG (Postgraduate)
Bậc cao học - PGCE (Postgraduate Certificate of Education)
Chứng chỉ sau Đại học về Giáo dục nhằm đào tạo sinh viên các kỹ năng cần thiết để trở thành giáo viên tại Vương quốc Anh. - PhD (Doctor of Philosophy)
Tiến sĩ, thuộc trình độ sau Đại học. Mặc dù có tên gọi là Tiến sĩ triết học (philosophy), danh hiệu/bằng cấp này không giới hạn chỉ trong lĩnh vực Triết học. - PIN (Personal Identification Number)
Mã số cá nhân để truy cập vào thẻ rút tiền ở các máy ATM. - Pre-Master course
Chương trình dự bị thạc sĩ, tiền thạc sĩ giúp chuẩn bị cho sinh viên quốc tế về mặt học thuật, ngôn ngữ và đôi khi cả kiến thức chuyên ngành trước khi vào các khóa học cao học chính thức. - Pre-university English course
Còn được biết đến với tên gọi ‘pre-sessional courses’. Đây là khóa học tiếng Anh dự bị Đại học, bao gồm việc giảng dạy nâng cao trình độ tiếng Anh cũng như các kỹ năng học tập cần thiết cho việc theo học tại một cơ sở giáo dục Anh quốc. Nếu không đạt được yêu cầu đầu vào của một chương trình nào đó, bạn nên đăng ký học chương trình này. - Psychometric test
Các bài kiểm tra tâm lý thường được những nhà tuyển dụng sử dụng để tìm ra ứng viên phù hợp trong quá trình tuyển dụng.
>> Tìm hiểu thêm về các bài kiểm tra tâm lý
- PTE (Pearson English Test)
Bài kiểm tra tiếng Anh Pearson
- Railcard
Đây là thẻ tàu cho phép bạn được giảm đến 30% giảm giá khi sử dụng dịch vụ đường sắt trên khắp nước Anh. Mỗi chiếc thẻ này có phí khoảng 28 bảng Anh cho một năm. - RCM (Royal College of Midwives)
Học viện Hộ sinh hoàng gia - Research Assistantship
Trợ lý nghiên cứu: Những vị trí này thường rất phổ biến ở lĩnh vực Khoa học. Bên cạnh đó, những ngành thuộc Khoa học nhân văn cũng tuyển những vị trí trợ lí nghiên cứu tương tự. Những người làm trợ lý nghiên cứu sẽ được làm việc với học viên về các dự án nghiên cứu riêng và nhận trợ cấp tài chính từ đó. - RIBA (Royal Institute of British Architects)
Viện kiến trúc hoàng gia Anh - Russell Group
Nhóm Russell bao gồm 20 trường Đại học tên tuổi, đứng đầu về chất lượng nghiên cứu. Những trường này còn được đánh giá cao bởi chất lượng đào tạo và mạng lưới liên hệ gắn kết với thương nhân và tổ chức công.
>> Xem danh sách các trường học trong nhóm Russell
- SAAS (Student Awards Agency for Scotland)
Cơ quan cấp học bổng của Scotland - Sandwich year
Năm huấn luyện, năm học thực tập tại các công ty dành cho những chương trình cử nhân kéo dài 4 năm ở Anh, năm sandwich thường diễn ra sau khi hoàn tất năm thứ 2 Đại học.
>> Tìm hiểu thêm về năm học sandwich
- SAT
Trước đây là viết tắt của Scholastic Aptitude Test sau đó là Scholastic Assessment Test, tuy nhiên hiện tại, cụm viết tắt này không có tên đầy đủ nào cả. Đây là bài kiểm tra chuẩn cho việc đăng ký đầu vào hầu hết các trường Đại học ở Mỹ.
>> Tìm hiểu thêm về SAT
- Schengen Area
Khối Schengen (bao gồm một số các nước thuộc cộng đồng chung Châu Âu) cho phép bạn du lịch đến 26 quốc gia thành viên mà không phải trải qua kiểm tra ở biên giới các nước thành viên. Vương quốc Anh không nằm trong khối này. - Schengen visa
Phụ thuộc vào việc bạn đến từ đâu mà bạn sẽ được yêu cầu đăng ký thị thực khi đi du lịch ở châu Âu trong thời gian ngắn. Bạn sẽ phải quay lại Anh trước khi giấy tờ hết hạn. - Scholarship or S’ship
Học bổng, thường dành cho các cá nhân có thành tích học tập xuất chúng - SCQF (Scottish Credit and Qualification Framework)
Khuôn khổ tín chỉ và bằng cấp Scotland. - Senior
Sinh viên năm thứ 4 Đại học. - SEVIS (Student and Exchange Visitor Information System)
Thông tin của sinh viên quốc tế sẽ được lưu giữ tại Hệ thống thông tin về sinh viên và khách hàng trao đổi. Đây là một hệ thống Internet lưu giữ thông tin chính xác, cập nhật về sinh viên quốc tế, du khách tham quan và những người liên quan. SEVIS cho phép các trường học và các nhà tài trợ chương trình chuyển tải thông tin, sự kiện đến Bộ Ngoại vụ, Bộ Nội vụ trong suốt quá trình học tập và thăm viếng ở Mỹ. - SEVP (Student and Exchange Visitor Program)
Chương trình tham quan học tập và trao đổi sinh viên cho phép Bộ nội vụ và Bộ ngoại giao tổ chức, giám sát tốt hơn các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế. - SFI (Swedish For Immigrants)
Tiếng Thụy Điển cho người nhập cư. Các khóa học miễn phí này được tài trợ bởi Trung tâm quốc gia về tiếng Thụy Điển trong giáo dục. - SHJT (Shanghai Jiao Tong University (also known as ARWU))
Bảng xếp hạng Đại học Shanghai Jiao Tong (còn được biết đến với cụm từ viết tắt ARWU) là một bảng xếp hạng của Trung Quốc được công bố hàng năm, bao gồm 6 tiêu chí đánh giá từ khâu giảng dạy, nghiên cứu và cả trải nghiệm học tập của sinh viên.
>> Xem bảng xếp hạng SHJT
- SLC (Student Loan Company)
Các tổ chức trực thuộc chính phủ cung cấp các khoản vay sinh viên thuộc Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ai-len muốn theo đuổi giáo dục sau phổ thông. - Sophomore
Sinh viên năm thứ 2 Đại học - SPM (Sijil Pelajaran Malaysia/ Malaysian Certificate of Education)
Chứng nhận giáo dục Malaysia. Bài kiểm tra này tương tự như GCSE tại Anh. - SQA (Scottish Qualifications Agency)
Cơ quan cấp bằng của Scotland - SSN (Social Security Number)
Số An sinh Xã hội. Đây là một mã số cá nhân mà mỗi công dân Mỹ đều phải có vì lý do đóng thuế. Sinh viên quốc tế có thể yêu cầu một mã số riêng tạm thời để được đi làm. - STEM (Science, Technology, Engineering, and Math sciences)
Khoa học, Công nghệ, Kỹ sư và Toán là những ngành học được ưu tiên tại Mỹ. Nhiều chương trình nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kể trên đã được đưa ra bởi chính phủ Mỹ. - SVP (Streamlined Visa Processing)
Một quy trình đăng ký thị thực cho phép sinh viên quốc tế xin được visa một cách nhanh chóng, đơn giản khi đăng ký vào các trường Đại học và chương trình học tại Úc. - Swedex
Một loạt bài kiểm tra trình độ ngôn ngữ Thụy Điển cho những người không nói ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Thụy Điển. Những bài kiểm tra này được tài trợ bởi Ủy ban châu Âu và được tổ chức ở Thụy Điển và các nước nằm trong châu Âu. - Syllabus
Giáo trình, danh sách các chủ đề chính sẽ được giảng dạy trong một khóa học hay một môn học cụ thể. - Systembolaget
Là những cửa hàng bán rượu và thức uống có cồn thuộc sở hữu bởi Chính phủ. Lứa tuổi được mua rượu ở Systembolaget là 20. Nếu bạn dưới 25 tuổi, cần mang theo hộ chiếu hay các giấy tờ có thể giúp nhận dạng tuổi khi đi mua rượu.
- T.A. (Teaching Assistant)
Trợ giảng. - TAFE (Technical And Further Education)
Chương trình giáo dục chuyên về Kỹ thuật và Thực hành ở bậc Cao đẳng của Úc.
>> Tìm hiểu thêm về TAFE
- Teaching Assistantship
Tương tự như Research Assistantship, nhưng giới hạn việc giảng dạy ở bậc đại học. Tiền lương của trợ giảng thường bao gồm toàn bộ hay một phần học phí hoặc cũng có khi tính lương theo giờ. Trách nhiệm của người trợ giảng bao gồm việc dạy các khóa cử nhân, chấm điểm, soạn bài giảng, điều khiển các bài thảo luận và quản lý phòng học. Ngoài ra còn có việc ở văn phòng, việc đi coi thi… Tuy nhiên, nếu bạn có ý định theo nghiệp đi dạy hoặc học lên bậc Tiến sĩ thì đây là con đường tốt nhất để có thêm kinh nghiệm giờ lên lớp. - TEFL (Teaching English as a Foreign Language)
Chứng chỉ phương pháp giảng dạy Tiếng Anh quốc tế dành cho giáo viên muốn giảng dạy tại những nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính. Thuật ngữ này được sử dụng tại Anh. - TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)
Chứng chỉ phương pháp giảng dạy Tiếng Anh quốc tế dành cho giáo viên muốn giảng dạy tại những nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính. Thuật ngữ này được sử dụng tại Úc. - TFL (Transport for London)
Giao thông ở London, bao gồm thông tin về các phương tiện công cộng tại thủ đô Anh quốc. - TFN (Tax File Number)
Số hồ sơ thuế sẽ được lưu giữ bởi Văn phòng thuế của Úc nếu bạn làm việc tại quốc gia này. Bạn cũng có thể phải cần có mã số thuế này để mở tài khoản ngân hàng. Bạn cần phải cung cấp tên tuổi, địa chỉ hiện tại, ngày sinh và ngày nhập cảnh vào Úc cũng như các giấy tờ, hộ chiếu chứng nhận những thông tin trên. - THE rankings
Bảng xếp hạng Đại học Times (Times Higher Education), một trong những bảng xếp hạng uy tín nhất của các trường Đại học trên toàn thế giới, giúp hàng triệu sinh viên quốc tế đưa ra những lựa chọn học tập của mình.
>> Xem danh sách các trường trong bảng xếp hạng THE
- Three Terms
Năm học được chia làm ba học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 4 tháng. - Tier
Loại thị thực (visa), bao gồm loại thị thực cho sinh viên (Tier 4), thị thực cho người đi làm (Tier 1 or 2)… Mỗi lại visa sẽ được chia làm nhiều loại nhỏ hơn, với những yêu cầu riêng biệt. - TISUS (Test in Swedish for University Studies)
Bài kiểm tra bằng tiếng Thụy Điển cho bậc Đại học. Đây là bằng kiểm tra trình độ ngôn ngữ chính thức dành cho những ai muốn học Đại học tại đây. TISUS bao gồm bài đọc hiểu, thuyết trình và viết luận. Chi phí bài kiểm tra là SEK 1,600 nếu thi ở Thụy Điển hoặc SEK 2,000 nếu khi ở nước ngoài. Có nhiều kỳ thi diễn ra trong một năm ở cả trong nước và nước ngoài (thường ở các Đại sứ quán, trường học). - TOEIC (Test of English for International Communication)
Bài kiểm tra tiếng Anh truyền thông quốc tế, bằng tiếng Anh quốc tế dành cho sinh viên sắp ra trường hoặc những người đang muốn xin vào một công việc ở một môi trường tiếng Anh. Chứng chỉ này là một trong những yêu cầu đầu vào phổ biến tại Anh và Úc đối với các sinh viên quốc tế.
>> Tìm hiểu thêm về TOEIC
- TOEFL (Test of English as a Foreign Language)
Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh, là một trong những chứng chỉ ngoại ngữ đầu vào bắt buộc tại Mỹ dành cho sinh viên quốc tế.
>> Tìm hiểu thêm về các loại bài thi TOEFL
- TTA (Teacher Training Agency)
Cục Đào tạo giáo viên. - Two Semesters
Khi năm học được chia thành hai học kì.
- UCAS
Bộ phận tuyển sinh các trường Đại học và Cao đẳng. - UG (Undergraduate)
Bậc đại học hoặc cử nhân. - UKBA (UK Border Agency)
Cục biên giới Anh.
>> Tìm hiểu thêm về Cục biên giới Anh
- UKCAT (UK Clinical Aptitude Test)
Bài kiểm tra tinh thần, thái độ và hành vi cho các chương trình liên quan đến Y và Nha khoa. Đây là một phương pháp xác định nếu một cá nhân có thiên hướng nghề nghiệp trong ngành Y hay không. Trong khi BMAT chỉ được dùng làm bài kiểm tra đầu vào tại một số trường đại học thì UKCAT được sử dụng rộng rãi hơn. - UKCISA (UK Council for International Student Affairs)
Một cơ quan tư vấn tại Anh khuyến khích các sinh viên quốc tế và lợi ích của họ. - University College
Cơ sở giáo dục cung cấp giáo dục bậc sau phổ thông nhưng không phải là trường đại học. Các cơ sở này thường là một bộ phận của một trường đại học lớn.
- VET (Vocational Education and Training)
Giáo dục và đào tạo nghề, là những tổ chức thường mang đến cơ hội phát triển kỹ năng của học viên thông qua môi trường làm việc thực sự. - VEVO (Visa Entitlement Verification Online (VEVO) system)
Hệ thống điện tử cho phép kiểm duyệt thị thực. Những nhà tuyển dụng, ngân hàng và các tổ chức chính phủ có thể kiểm tra thông tin về việc đăng ký thị thực của bạn trên VEVO một khi có sự đồng ý của bạn.