Cách chọn lọc thông tin thông minh nên học hỏi từ Gen Z

1- Chọn lọc thông tin là gì?

Thông tin là cụm từ dùng để chỉ tất cả những nội dung mà ta tiếp cận được thông qua hình thức nghe, nhìn, cảm nhận từ các phương tiện truyền thông như báo đài, tivi, phim ảnh, môi trường xung quanh và phổ biến nhất hiện nay chính là mạng Internet.

Với lượng thông tin lớn xuất hiện mỗi ngày thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều chủ đề khác nhau, nếu chúng ta tiếp nhận tất cả thì một là không có thời gian, hai là não bộ sẽ quá tải, ba là rất nhiều thông tin không hữu ích cho cuộc sống cá nhân. Chính vì vậy, mỗi người cần học cách tổng hợp, sàng lọc, lựa chọn những thông tin cần thiết nhất, ghi nhận một cách cặn kẽ để làm dữ liệu phục vụ cuộc sống của chính mình, đây được gọi là chọn lọc thông tin.

2- Tại sao cần phải chọn lọc thông tin

Nguyên nhân thôi thúc chúng ta chú tâm cho việc chọn lọc thông tin là vì:

2.1. Tài nguyên có hạn, nhu cầu thì rất lớn

Xung quanh chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn từ việc ăn uống, sinh hoạt, đến cách thức giải quyết vấn đề trong học tập / công việc. Với nguồn lực tài chính có hạn, cũng như các điều kiện thời gian và vật chất khác, chúng ta buộc phải chọn lọc thông tin để có để đưa ra quyết định phù hợp với nguồn lực hiện tại nhất.

2.2. Lên kế hoạch phát triển phù hợp

Thành công nhanh, ai cũng mong muốn, nhưng con đường thành công của mỗi người khác nhau vì điều kiện cuộc sống, năng lực cá nhân, khó khăn thử thách… của họ khác bạn. Vì vậy, hành động rập khuôn chắc chắn sẽ không hiệu quả, bạn cần xem xét tấm gương thành công đó, chọn lọc thông tin phù hợp điều kiện phát triển của chính mình, kết hợp những yếu tố thực tế để tạo nên kế hoạch phát triển riêng.

2.3. Nhiều sản phẩm tương đồng

Cùng một dòng sản phẩm nhưng sẽ có nhiều thương hiệu, mỗi thương hiệu lại có những công thức sản xuất khác nhau. Để lựa chọn sản phẩm đúng nhu cầu nhất, bạn cần cập nhật và chọn lọc thông tin cẩn thận để không tiếc nuối sau khi ra quyết định. Ví dụ như cùng là sữa bột nhưng có loại dành cho trẻ dưới 03 tháng tuổi, có loại cho trẻ đang ăn dặm, có loại bổ sung nhiều DHA…

2.4. Thiết lập kho dữ liệu cho cuộc sống tốt đẹp

 Những việc làm hấp dẫn

Mỗi ngày, luồng thông tin mà chúng ta tiếp nhận có tốt có xấu. Ta không nên xếp lộn xộn cùng nhau mà nên chọn lọc thông tin, tách chúng ra thành hai kho dữ liệu tích cực và tiêu cực. Cái tích cực nhắc nhở chúng ta phát huy nhiều hơn, cái tiêu cực nhắc nhở chúng ta cảnh giác, tránh xa khi gặp phải.

2.5. Giảm bớt gánh nặng cho não bộ

Mọi thông tin có được đều lưu vào não bộ, nếu chúng ta cái gì cũng ghi nhận thì não bộ sẽ bị quá tải, khó dung nạp cái mới. Nguy hại hơn là cái không cần, không tốt thì đã lưu lại rồi, còn cái cần, cái hay thì lại không thể dung nạp tiếp. Nếu chúng ta biết cách chọn lọc thông tin thì dung lượng não bộ sẽ dành phần lớn cho những nội dung tích cực, hữu ích, vừa bớt gánh nặng cho hệ thần kinh, vừa mang lại giá trị cho cuộc sống cá nhân.

Chọn lọc thông tin

3- Cách Gen Z chọn lọc thông tin hiệu quả

Lợi ích của việc chọn lọc thông tin là vậy nhưng thực tế không phải ai cũng biết cách thực hiện hiệu quả. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy cùng quân sư tìm hiểu cách Gen Z chọn lọc thông tin thông minh như thế nào nhé:

3.1. Lựa chọn nguồn cung cấp thông tin

Không cần phải nói, với Gen Z chắc chắn là mạng Internet rồi. Với tốc độ cập nhật nhanh, lĩnh vực đa dạng, phạm vi toàn cầu… Các thông tin gợi ý trên Facebook, Tiktok, Google… chính là nguồn cập nhật thông tin nhanh mà Gen Z hướng đến.

Nhiều thế hệ khác vẫn thích đọc báo, xem tivi, hoặc nghe bàn chuyện thời sự từ mọi người xung quanh, nhưng thực tế, tốc độ cập nhật của các nguồn này không nhanh và đôi khi thiếu chuẩn xác. Do đó, quân sư vẫn khuyến khích chọn nguồn thông tin từ Internet.

3.2. Đọc lướt mọi thông tin trong ngày

Bạn không muốn mình là người lạc hậu nên thông tin nào mới, bạn đều muốn cập nhật. Tuy nhiên, những gợi ý thông tin không hẳn cái nào cũng giúp bạn trở nên thức thời. Vì vậy, bước tiếp theo trong quá trình chọn lọc thông tin của Gen Z chính là đọc lướt thông tin được gợi ý trong ngày. Bạn có thể xem phần tiêu đề của thông tin, hoặc xem lướt clip video gợi ý để đánh giá liệu thông tin đó có cần được ghi nhận.

3.3. Lưu lại thông tin hữu ích

Các ứng dụng trên mạng đều có tính năng Copy Link (sao chép đường dẫn), nên đối với những thông tin mà bạn nhận thấy giá trị hữu ích, chưa cần phải nghiền ngẫm khám phá ngay. Gen Z sẽ Copy đường Link và dán vào một file lưu trữ có thể kết nối mạng nhanh chóng. Gợi ý, Gen Z thường lưu vào tài khoảng Cloud của cá nhân trên Zalo, hoặc sử dụng tính năng Book Mark (đánh dấu trang) của Google.

3.4. Đánh giá lại thông tin đã lưu

Dành lượng thời gian phù hợp để xem lại những thông tin đã lưu, qua đó, một lần nữa Gen Z sẽ có được những nhận định chuẩn xác hơn về giá trị thiết thực của thông tin đó với bản thân. Cái nào thật sự cần thì giữ lại, cái nào không hữu ích thì xóa lưu trữ đi. Như vậy là đã có một danh sách thông tin hữu ích cần cập nhật trong ngày.

Chọn lọc thông tin hiệu quả

3.5. Cập nhật thông tin đã chọn lọc

Tùy vào lịch trình làm việc, học tập của mình mà Gen Z sẽ mở lại thông tin đã lưu và tiến hành nghiền ngẫm, cập nhật nội dung trong đó. Có thể là giờ nghỉ trưa, cũng có thể là cuối ngày trước khi ngủ. Miễn sao đó là khoảng thời gian cho phép bạn tập trung khám phá thông tin và vẫn đủ tỉnh táo để tiếp thu kiến thức.

3.6. Kiểm chứng tính chuẩn xác của thông tin

Những thông tin mang giá trị chuyên môn cao, Gen Z thường sẽ tìm hiểu thêm nhiều nguồn cung cấp để đảm bảo nội dung mình tiếp nhận là chuẩn xác. Tránh tình trạng bị quan điểm chủ quan của nguồn cung cấp thông tin làm sai lệch giá trị cốt lõi. Một khi xác định đúng nội dung thông tin chính xác, các bạn Gen Z mới an tâm lưu trữ, áp dụng và chia sẻ.

4- Lợi ích của việc chọn lọc thông tin đúng, chính xác

Một khi đã học và áp dụng thành công cách chọn lọc thông tin đúng, chính xác, mỗi người trong chúng ta sẽ dễ dàng sở hữu được:

4.1. Lượng kiến thức chuyên sâu cao

Những kiến thức, thông tin chọn lọc tiếp thu đều hướng về những nội dung cần thiết cho bản thân. Trong đó có không ít thông tin thuộc về chuyên môn trong học tập hay trong công việc. Đồng nghĩa, kiến thức của bạn sẽ ngày càng được đào sâu, nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

4.2. Tích lũy kinh nghiệm chọn lọc thông tin nhanh

Trong tương lai, gặp lại tình huống chọn lọc thông tin tương tự, bản thân sẽ dễ dàng ra quyết định. Kỹ năng sàng lọc thông tin trong quá trình chọn lọc cũng ngày càng phát triển. Không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn an tâm tuyệt đối về hiệu quả nhận được.

4.3. Tăng cường khả năng quản trị rủi ro

Những thông tin tiêu cực từ bài học kinh nghiệm của bản thân và từ những người xung quanh giúp bạn có được nhận thức nhanh và nhạy trước những dấu hiệu cảnh báo rủi ro. Nhờ vậy, những sự va vấp hay những sai lầm trong cuộc sống được giảm thiếu đáng kể.

4.4. Nâng cao chất lượng cuộc sống

Quyết định đúng nhiều hơn, sai lầm ít hơn, nguồn dữ liệu tích lũy chất lượng hơn, não bộ ít mệt mỏi suy tư hơn… Tất cả sẽ mang đến cho bạn một tinh thần vui vẻ, phong thái tự tin, chất lượng công việc cải thiện, chất lượng cuộc sống cũng vì vậy trở nên hoàn hảo hơn.

Cách gen Z chọn lọc thông tin